[Sách Ảnh Ấn] Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Quý Đôn Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 290.000 VNĐ
Giá bán: 261.000 VNĐ
Tiết kiệm: 29.000 VNĐ (-10%)

>>> Tủ sách Phong Tục - Tập Quán

>>> Tủ sách Văn Học Dân Gian

>>> Tủ sách Văn Học Việt Nam

>>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Tủ sách Lịch Sử Thế Giới

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
 
 

Mô tả sản phẩm

Yếu chỉ soạn sử

Tuân-Duyệt thời Hán nói: «Thời xưa, triều đình có 2 tòa Sử: Tòa Sử bên tả chuyên chép lời Vua nói, tòa Sử bên hữu chuyên chép việc Vua làm. Mỗi khi vua cử-động, đều ghi chép hết thảy. Cho nên điều hay điều dở và việc thành việc bại của nhà Vua, thẩy đều còn lại. Dưới đến kẻ sĩ và thứ dân, nếu có người tài, việc lạ, cũng đều ghi chép. Bởi thế việc phải trái của một sớm mai, mà vinh nhục lưu truyền ngàn thuở».

Văn-trung-Tử nói: «Thánh-nhân có 3 sách, thuật theo lối sử: 1) Kinh Thư, 2) Kinh Thi, 3) Kinh Xuân-thu. 3 sách ấy đều bởi Sử mà ra, nhưng không thể hỗn tạp được. Bởi thế thánh-nhân chia làm 3 loại».

Viên-sơn-Tùng nói: «Việc chép Sử có 5 điểm kém: 1. Phiền toái mà không chỉnh-đốn, 2. Thô tục mà không điền-nhã, 3. Chép không đúng sự thực, 4. Chép thưởng phạt không trúng, 5. Văn không thắng chất».

Lưu-tri-Cơ nói: «Người soạn Sử phải có 3 điểm sở trường: 1. Tài năng, 2. Học lực, 3. Trí thức».

Đường-lý-Cao dâng từ sớ lên vua rằng: «Hiện nay những tờ hành-trạng của các quan, nếu không phải của nho-sinh thì tức là người thuộc-lại cũ của họ soạn, hết thầy đều thêm hão là: Nhân, nghĩa, lễ, trí; nói bừa là: Trung, túc, huệ, hòa, không hề bày tỏ sự thực. Bởi thế cho nên điều thiện điều ác lẫn lộn không phân biệt. Vậy kính xin bắt phải chép thẳng theo sự thực, thì những công trạng thiện hay ác sẽ tự rõ rệt».

Trương-Bật thời Tống tâu lên vua rằng: «Chức-trách của Sử-quan: Về thiên-văn, tường hiểu độ số trời đất mặt trời mặt trăng, về địa lý, biết rõ khu vực núi sông bờ cõi, về dòng họ, biết thứ tự Tổ Chiêu Tổ Mục, về chánh-trị, biết lễ nhạc và quân sự. Theo rõi những hành động của nhà vua, ghi chép làm sử «Thực lục». Chép việc thì ghi cả ngày tháng giờ và năm, nhưng phải ghi ngày mồng 1 tháng ấy thuộc ngày giáp gì hoặc ất gì, đề xét số lịch. Chép điển hình, lễ nhạc, văn hóa và nhân vật, để khảo sát về chế độ; chép việc đổi quan, phong tước, nêu thưởng, để khuyên người thiện; chép việc giết, phạt, truất miễn, đề răn kẻ ác. Ghi lời nói thì sao lục những chánh sự to lớn trong bài Chế bài Chiếu».

Âu-dương-Công nói: «Những năm gần đây, các nhà soạn Sử quá giản lược, chép việc bỏ sót trăm phần không còn một, cho đến những việc quan hệ đến sự thể lớn, cũng giấu kín mà không ghi chép. Cái tệ này do quan Tu-soạn tòa Sử, chỉ chép theo những tờ báo cáo của các Ty gởi về, mà không dám chép những điều mắt thấy tai nghe của mình. Chính là vì cớ đó vậy».

Tăng-Củng nói: «Các vị lương-sử thời xưa, thì điểm «minh» ắt đủ hiểu suốt lẽ mọi việc; điểm «đạo» ắt đủ thông dụng khắp thiên hạ; điểm «tri» ắt đủ hiểu ý tứ việc khó biết; điểm «văn» ắt đủ phát tình hình việc không rõ ».

Giang-Tảo nói: «Những chánh-trị to lớn, thấy chép trong Sử, chẳng qua là: Chánh-sự thịnh-đạt hay trễ nải, và nhân tài được thăng hay bị truất. Việc thịnh hay trễ, tất có gốc có ngọn, người thăng hay truất, tất có trước có sau. Những việc suy ra đó, nếu không ghi thời giờ ngày tháng và năm, thì người sau khảo cứu vào đâu».

Lục-Du nói: «Những tài liệu mà Sử-quan cần tới: Trên thì có viện Trung-thư, dưới thì các Phủ của các Ty, xa thì do các Quận khắp bốn phương, thu thập tất cả bao nhiêu tài liệu các nơi ấy, rồi thêm vào điều chính tai mắt đã nghe thấy và trông thấy, lại xét những lời trong các bài bia-ký bài hành-trạng, căn cứ vào công-luận; xén bỏ những điều ngoa lầm của dã sử và tiêu-thuyết. Cần lấy thiên hạ làm công, mà dẹp bỏ ý riêng của một nhà. Thế là việc chép Sử thành vậy».

Dương-hề-Tư nói: «Việc soạn Sử lấy sự dùng người làm gốc. Người có văn-học mà không biết cách chép Sử, không thể cho dự vào Sử-quán; người có văn-học lại kiêm biết cách soạn Sử, nhưng bụng dạ bất chính, cũng không được dự».

Tháng trọng-thu (8) năm Kỷ-ly, niên hiệu Cảnh-hưng thứ 10 (1749).

DUYÊN-HÀ QUẾ-ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN tự DOÃN - HẬU

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
712
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
1145
Trọng lượng
1,10 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét